Thang cuốn hay bất kì các loại thang máy nào cũng cần được bảo trì trong suốt thời gian sử dụng. Điều này rất tốt và đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của cầu thang, nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những sự cố hỏng hóc. Bạn cần tham khảo dịch vụ bảo trì thang cuốn của 1 số công ty thang máy trên thị trường để được chất lượng tốt nhất.
>> Dịch vụ bảo trì thang cuốn
Dịch vụ bảo trì thang cuốn là dịch vụ bảo dưỡng các vấn đề về mặt kỹ thuật định kỳ. Với mục đích để duy trì hoạt động liên tục của thang cuốn. Điều này nhằm phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời những sự cố hỏng hóc có thể xảy ra.
Trước tiên, khi tiến hành bảo trì thang cuốn, bạn nên…
-
Báo cáo với đơn vị quản lý tòa nhà và/hoặc người có trách nhiệm bảo trì thang cuốn sẽ được thực hiện.
-
Tham khảo ý kiến với đơn vị quản lý tòa nhà và/hoặc người có trách nhiệm về các trục trặc (nếu có) của thang cuốn trong thời gian vừa qua ( theo tháng, quý… tùy theo tần suất sử dụng).
-
Khi nhân viên bảo trì, tạm ngưng hoạt động của thang cuốn để vào làm việc trong buồng thao tác ( các biện pháp an toàn; thanh chắn lối vào và/hoặc biển báo tạm dừng thang phải đặt trước các lối vào.)
-
Kiểm tra thời hạn kiểm định của thang cuốn. Nếu hết hạn, thông báo cho đơn vị quản lý.
Sau đó, các bộ phận thang máy được tiến hành bảo trì các mục sau:
>> Kiểm tra khu vực tủ điều khiển trên và máy kéo (Upper Station):
-
Kiểm tra tổng quát tủ, điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, vệ sinh…
-
Kiểm tra điều kiện hoạt động bình thường của các relay, contactor v.v…
-
Kiểm tra điện áp nguồn chính 380VAC, nguồn chiếu sáng 220VAC, các điểm nối đất v.v...
-
Kiểm tra độ chắc chắn của tất cả các điểm nối điện.
-
Kiểm tra hoạt động bình thường, độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết bên trong động cơ.
-
Kiểm tra nhiệt độ khi động cơ kéo (… …); biến tần (nếu có) (… … ) làm việc bình thường.
-
Kiểm tra mức dầu, độ nhớt của dầu hộp số.
-
Kiểm tra thông gió khu vực máy kéo, biến tần v.v…
-
Kiểm tra thắng:
· Kiểm tra hoạt động bình thường của thắng.
· Kiểm tra độ dày của các bố thắng.
· Kiểm tra độ tự giữ của cuộn solenoid.
· Kiểm tra khả năng tự khóa của các thắng cơ (nếu có).
-
Kiểm tra độ căng, dầu nhớt, contact kiểm soát (nếu có) của xích kéo chính.
-
Kiểm tra mức dầu; độ nhớt của các hộp dầu bôi trơn tự động.
-
Kiểm tra tổng quát về độ ồn, nhiệt v.v… tất cả các bộ phận quay.
-
Kiểm tra hoạt động các bộ cảm biến quang học (nếu có).
-
Kiểm tra đảm bảo các công tắc an toàn trong khu vực này khi bị tác động thì buộc thang cuốn ngừng hoạt động; contact đầu vào tay vin, contact chiếu nghĩ, contact xích v.v…
-
Kiểm tra cao su giảm chấn giữa thang cuốn và sàn nhà.
-
Vệ sinh tổng quát.
>> Kiểm tra khu vực tủ điều khiển dưới thang cuốn (Lower Station):
-
Kiểm tra tổng quát tủ điều khiển, điều kiện độ ẩm, nhiệt độ, vệ sinh.
-
Kiểm tra điều kiện hoạt động bình thường của các relay, contactor v.v…
-
Kiểm tra độ chắc chắn của các điểm nối điện.
-
Kiểm tra hoạt động bình thường độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết quay.
-
Kiểm tra các lò xo căng xích bậc thang.
-
Kiểm tra, vô dầu cho các guốc dẫn hướng, các vòng bi, các điểm cao su chuyển hướng.
-
Kiểm tra hoạt động các bộ cảm biến quang học (nếu có).
-
Kiểm tra đảm bảo tất cả các công tắc an toàn trong khu vực này khi bị tác động thì buộc thang cuốn ngừng hoạt động; contact đầu vào tay vin, contact chiếu nghỉ, contact xich v.v…
-
Kiểm tra cao su giảm chấn giữa thang cuốn và sàn nhà.
-
Vệ sinh tổng quát.
>> Kiểm tra khu vực giữa (Body):
-
Kiểm tra hoạt động bình thường,độ êm, độ ồn, tình trạng cơ học của các chi tiết di động, liên kết v.v…
-
Kiểm tra độ ngang của các bậc thang, khe hở kỹ thuật với chiếu nghĩ, vách.
-
Kiểm tra chức năng hoạt động của contact an toàn (nếu có)
-
Kiểm tra độ căng cần thiết của dây curoa kéo tay băng.
-
Kiểm tra độ căng, dầu nhớt, contact kiểm soát (nếu có) của xích kéo tay băng.
-
Kiểm tra các chuỗi quét tĩnh điện của tay băng.
-
Kiểm tra tác động cơ học, quang học của bộ cảm biến quang học kiểm soát tay băng.
-
Kiểm tra tác động cơ học, quang học của bộ cảm biến quang học kiểm soát bậc thang trên.
-
Kiểm tra tác động cơ học, quang học của bộ cảm biến quang học kiểm soát bậc thang dưới.
-
Kiểm tra các chuỗi quét tĩnh điện của bậc thang.
-
Kiểm tra tình trạng hoạt động tốt của các bánh xe (roller) bậc thang.
-
Kiểm tra tình trạng hoạt động tốt của các bánh xe (roller) hướng dẫn tay băng.
-
Kiểm tra đảm bảo khi công tắc an toàn bị tác động thì buộc thang cuốn ngừng hoạt động.
-
Vệ sinh các rãnh trượt trái, phải.
>> Kiểm tra khu vực bên ngoài thang cuốn:
-
Kiểm tra tình trạng, chức năng làm việc của các ổ khóa, đèn báo (nếu có).
-
Kiểm tra các biển báo an toàn tại các điểm giao giữa hai thang được gắn đúng và đầy đủ.
-
Kiểm tra các hướng dẫn sử dụng được gắn đúng và đầy đủ.
-
Kiểm tra thanh chắn, lan can tại 2 đầu thang cuốn đảm bảo chắc chắn và an toàn.
-
Kiểm tra các tấm che bên ngoài trong tình trạng tốt và chắc chắn.
>> Như vậy, bạn đã nắm được các khâu bảo trì thang cuốn của các công ty thang máy cung cấp cho bạn nhiều gói dịch vụ. Hy vọng những thông tin sẽ thực sự giúp ích cho bạn